Tiểu sử ông tổ nghề in Lương Như Học :
Thám hoa Lương Như Hộc
- Thám hoa Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) sinh năm 1420 và mất năm 1501 tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ và làm quan nhà Hậu Lê.
- Ông đã từng có hai lần đi sứ sang Trung Quốc và học được những kĩ thuật in ấn.
- Ông cũng là người có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày này) và bắt đầu một thời đại cho nghề in ở Việt nam.
Học nghề in nơi sứ người :
Nhờ hai lần đi sứ sang Trung Quốc, Lương Nhự Hộc đã học được nghề in mộc bản ở đây trong một lần tham quan một ngôi chùa tại đây và được tận mắt nhìn thấy các phật tử tự in ấn kinh phật bằng phương pháp in bản khắc gỗ.
Kỹ thuật in sử dụng bản in khắc gỗ
Công lao của Lương Như Hộc:
- Nhờ có sự truyền dạy của ông, làng Liễu Tràng – Hồng Lục (Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày này) đã trở thành trung tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước và có nhiều bộ sách đã được in khắc tại đây với bộ sách đáng chú ý nhất là ” Đại Việt sử ký toàn thư”.
- Ngồi đình ghi nhận công lao của thám hoa Lương Như Hộc được xây dựng ở làng Liễu Tràng đã được xếp hạng năm 1992 và vào ngày 13-15 tháng 9 (âm lịch) hàng năm thường có lễ hội tại đây.